Header
0 Cart

Hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Những năm qua, việc sản xuất, kinh doanh hóa chất phát triển mạnh, cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng và vật liệu nổ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất (đặc biệt là hóa chất nguy hiểm) ngày càng tăng, luôn kèm theo các nguy cơ xảy ra các sự cố đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường, đồng thời khả năng ứng phó sự cố hóa chất yếu kém và còn nhiều hạn chế tại các địa phương cũng như các cơ sở hoạt động hóa chất đã dẫn đến hậu quả là thiệt hại về người và của cải vật chất rất lớn.

Các số liệu thống kê về sự cố hóa chất trong thời gian qua cho thấy sự cố hóa chất hiện nay đang xảy ra với tần suất ngày càng nhiều và quy mô, phạm vi tác động của nhiều sự cố rất lớn. Sự cố hóa chất càng đặc biệt nguy hiểm do nhiều cơ sở hoạt động hoá chất vẫn tồn tại trong nhiều khu vực đông dân cư, nhiều cơ sở hóa chất nằm xen lẫn với các cơ sở công nghiệp, kinh doanh thương mại khác.

ung pho su co hoa chat
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Nhiều sự cố hóa chất xảy ra trong thời gian qua tại nhiều địa phương khắp cả nước, có những sự cố gây chết và làm bị thương nhiều người. Chính vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất.

Đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

  1. Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.
  2. Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
  3. Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh chi nhánh
  3. Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có);
  5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC 
  6. Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ;
  7. Biên bản kiểm tra điện trở cột thu lôi chống sét đánh thẳng (gần nhất);
  8. Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe;
  9. Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết BVMT hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường;
  10. Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại;
  11. Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại;
  12. Sơ đồ vị trí, Sơ đồ mặt bằng tổng thể;
  13. Sơ đồ mặt bằng;
  14. Sơ đồ thoát hiểm;
  15. Nội quy lưu trữ, xuất nhập hàng hoá 
  16. Phiếu an toàn hóa chất
  17. Danh sách nhân viên tham gia tổ ứng phó sự cố hoá chất của các nhân viên này đã tham gia lớp tập huấn an toàn hoá chất do Sở Công Thương tổ chức hoặc chứng chỉ nghiệp vụ ATHC – photo chứng chỉ).

Cơ quan thẩm định và phê duyệt biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất”.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt: Sở Công thương.

Những căn cứ pháp luật quy định việc thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

  • Luật Hóa chất, năm 2007.
  • Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 11/4/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
  • Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/08/2013 của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hoá chất.