Header
0 Cart

Lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – chi tiết

Theo quy định Nhà nước, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động đều bắt buộc đã được lập và phê duyệt hồ sơ môi trường ban đầu ( Đánh giá tác động môi trường ĐTM hay Cam kết bảo vệ môi trường (Nay là kế hoạch BVMT)… Nếu Doanh nghiệp chưa thực hiện hồ sơ này, khi cơ quan nhà nước xuống kiểm tra sẽ bị phạt và bắt lập Đề án bảo vệ Môi trường để khắc phục.

de an bao ve moi truong
Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường là gì?

Đề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy Xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy Cam kết  bảo vệ môi trường( Nay là Kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Đề án bảo vệ môi trường là hồ sơ bắt buộc?

Việc lập Đề án bảo vệ môi trường là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, Doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

Đối tượng cần lập Đề án bảo vệ môi trường

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Đề án bảo vệ môi trường được chia thành 2 loại: đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

de an bao ve moi truong
Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 04 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết: quy định chi tiết tại Điều 6 và Điều 7, Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:

Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 04 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) và được quy định chi tiết tại phụ lục 1b, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản: quy định chi tiết tại Điều 12 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 15/07/2015 Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.