Header
0 Cart

Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo quy định hiện hành 2017, các công ty, doanh nghiệp trước khi đầu tư, xây dựng, đưa dự án đi vào hoạt động, sản xuất cần phải tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm và các tác động xấu tới môi trường khi dự án hoạt động. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xem là hồ sơ căn cứ pháp lý ban đầu của doanh nghiệp về vấn đề môi trường, là cơ sở để thực hiện các báo cáo giám sát môi trường về sau.

Theo nhiều khảo sát cho thấy các Doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về thông tin cũng như thủ tục về hồ sơ này. Vậy nên để giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về Kế hoạch bảo vệ Môi trường, Công ty chúng tôi sẽ sơ lược lại kiến thức cũng như thông tin pháp lý cần biết về hồ sơ này như sau:

ke hoach bao ve moi truong
Kế hoạch Bảo vệ Môi trường

Kế hoạch Bảo vệ Môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới nhằm thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường (theo Luật môi trường 2005) áp dụng kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.

Đây được xem là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá, đồng thời dự báo những ảnh hưởng từ các dự án trong giai đoạn thi công và đi vào hoạt động đến môi trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề xuất giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như tiến hành thi công các công trình, dự án.

Lưu ý: Bản Kế hoạch Bảo vệ Môi trường chỉ lập 1 lần trước khi tiến hành triển khai dự án.

ke hoach bao ve moi truong
Kế hoạch Bảo vệ Môi trường

Kế hoạch Bảo vệ Môi trường là hồ sơ bắt buộc?

Bản Kế hoạch Bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ bắt buộc phải thực hiện đối với các Doanh nghiệp, Công ty, Cơ sở sản xuất… theo quy định của Nhà nước. Việc lập hồ sơ môi trường này nhằm đáp ứng các vấn đề quản lý như:

  • Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án, công trình khi đi vào hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế cũng như xử lý những tác động xấu đến môi trường, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Văn bản Quy định về việc Lập Kế hoạch Bảo vệ Môi trường

Căn cứ vào Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì những trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

  • Dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư mới nhằm nâng cao công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
  • Phương án đầu tư dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 18, đồng thời không thuộc Phụ lục II của Nghị định này.
  • Chủ các dự án, cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 18 phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Nghị định này.
  • Đối với các dự án, phương án đầu tư về dịch vụ, sản xuất và kinh doanh, nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các UBND cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Trong trường hợp Doanh nghiệp đã lập Kế hoạch Bảo vệ Môi trường nhưng trong quá trình sản xuất hoạt động có những thay đổi so với số liệu đã lập thì cũng cần phải lập lại bản Kế hoạch. Cụ thể đối với các trường hợp cần lập lại như sau:

  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án
  • Thay đổi quy mô, quy trình sản xuất.
  • Không triển khai thực hiện trong thời gian đã cam kết

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã hoạt động trước ngày 1/4/2015 mà chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện ngay việc lập bổ sung đề án bảo vệ môi trường đơn giản để tránh vi phạm pháp luật.